Theo thống kê của ngành Y tế, nguy cơ đột quỵ có thể tăng 10% khi nhiệt độ môi trường tăng 1 độ C. Nhiệt độ cao khiến tim đập nhanh và huyết áp tăng. Với người bị cao huyết áp, nếu không kiểm soát tốt sẽ dễ dẫn đến các biến chứng tim mạch nguy hiểm như đột quỵ, nhồi máu cơ tim…
Thời tiết nắng nóng ảnh hưởng như thế nào đến người bị tăng huyết áp?
Thời tiết miền Bắc đang bước vào những ngày nắng nóng đỉnh điểm khi nhiệt độ liên tục tăng cao. Nắng nóng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người dân, đặc biệt là người có tiền sử tăng huyết áp. Ông N.T.Chung (Hà Nội) có tiền sử tăng huyết áp, nhập viện tại BV Hồng Ngọc với triệu chứng ban đầu là tức ngực, khó thở.
Anh N.H.Minh – con trai bệnh nhân cho biết: “Mấy hôm trước, bố tôi kêu đau ngực khó thở, tức nặng ngực trái lan đến vai trái. Ban đầu tôi nghĩ ông bị đau dây thần kinh nên mua thuốc giảm đau cho uống. Uống xong ông đỡ nhẹ, sau đó đau lại nên gia đình đưa ông vào viện. Sau khi thăm khám và làm xét nghiệm, bác sĩ bảo bố tôi có hình ảnh nhồi máu cơ tim. Cũng may đưa vào viện kịp thời và được xử lý sớm. Hiện bố tôi đã qua cơn nguy kịch và sức khỏe ổn định.”
Theo Ths.BS chuyên khoa Tim mạch Lê Đình Thái – Trưởng khoa Khám bệnh BV đa khoa Hồng Ngọc, thời tiết nắng nóng khiến cơ thể bài tiết nhiều mồ hôi nên mất đi một lượng nước lớn. Từ đó, làm giảm thể tích trong lòng mạch máu, độ kết dính trong máu tăng, dẫn đến những bệnh lý liên quan đến máu, tăng nguy cơ nguy hại cho não và tim.
Nhiệt độ cao khiến tim đập nhanh, huyết áp tăng, ảnh hưởng nặng nề đến những người bị tăng huyết áp. Bứt rứt, khó chịu, nhức đầu, chóng mặt… là những triệu chứng thường gặp phải khi tiếp xúc với môi trường nắng nóng. Nếu không kiểm soát tốt huyết áp, sẽ dẫn đến biến chứng về tim mạch như nhồi máu cơ tim, đau tim; biến chứng về não như nhồi máu não, đột quỵ, xuất huyết não…
Nhiệt độ thay đổi đột ngột, người bị tăng huyết áp có nguy cơ bị tai biến cao hơn. Nắng nóng khiến nhiều người ngại vận động, chỉ muốn ở trong phòng điều hòa. Trời càng nóng, nhiệt độ điều hòa càng được chỉnh xuống thấp.
Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột từ nóng sang lạnh khiến mạch máu vốn đang ở trạng thái giãn nở lập tức co lại, dẫn đến tăng huyết áp. Ngược lại, khi đang ở phòng lạnh mà đột ngột bước ra ngoài trời nắng nóng cũng rất nguy hiểm do huyết áp không ổn định, có thể hạ đột ngột.
Chủ động phòng ngừa để tránh biến chứng nguy hiểm
Để hạn chế những biến chứng nguy hiểm do thời tiết nắng nóng, người cao huyết áp nên chủ động thực hiện các biện pháp ngăn ngừa:
Sử dụng thuốc đều đặn
Ths.BS Lê Đình Thái cho biết: “Nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất giúp kiểm soát huyết áp trong những ngày nắng nóng là người bệnh phải uống thuốc đều đặn theo chỉ dẫn của bác sĩ, không ngắt quãng, không bỏ thuốc và tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột. Nên thường xuyên thăm khám để theo dõi chỉ số huyết áp và các vấn đề khác của sức khỏe. Việc thăm khám cũng giúp phát hiện sớm nguy cơ biến chứng để chủ động điều trị kịp thời, hiệu quả.”
Khi có các triệu chứng như khó thở, hồi hộp trống ngực, đau tức ngực… cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và xử trí kịp thời, hạn chế nguy cơ tai biến.
“Đối với những bệnh nhân lớn tuổi và có tiền sử cao huyết áp, dấu hiệu bệnh thường không rõ ràng như các bệnh nhân trẻ và chưa mắc bệnh. Người nhà cần đặc biệt lưu tâm khi bệnh nhân có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.” – Bác sĩ Thái cho hay.
Tăng cường tập luyện
Thời tiết nóng nực khiến người bị tăng huyết áp mệt mỏi, ngại vận động. Việc lười vận động không tốt với mạch máu. Cần vận động thường xuyên hơn để giúp mạch máu co giãn và đàn hồi tốt, tăng tính bền của thành mạch máu.
Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên tập luyện vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn, khi nhiệt độ môi trường không quá cao và tập luyện theo chỉ dẫn của bác sĩ, tránh những bài tập cường độ không phù hợp, gây tác dụng ngược.
Điều chỉnh nhiệt độ hợp lý
Trong những ngày nắng nóng, người bệnh không nên ở trong phòng điều hòa quá lâu, không nên để nhiệt độ phòng quá thấp vì trong phòng kín, không khí lưu thông kém sẽ dẫn đến các triệu chứng như chóng mặt, tim đập nhanh.
Trước khi từ trong phòng lạnh ra ngoài, nên tăng nhiệt độ, tắt điều hòa và mở cửa khoảng 5 – 10 phút để thân nhiệt điều chỉnh kịp thời, tránh chênh lệch nhiệt độ quá lớn. Không nên đang từ trong phòng lạnh bước ra nắng nóng đột ngột hoặc ngược lại, khi từ ngoài trời nắng vào phòng cũng không nên bật điều hòa nhiệt độ thấp ngay.
Điều chỉnh chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống khoa học giúp điều chỉnh huyết áp tốt hơn. Người bệnh cần bổ sung thực phẩm tốt cho sức khỏe như: ngũ cốc thô, cá, thịt gia cầm, rau xanh, hoa quả, sữa; nên ăn thực phẩm giàu kali như cà chua, khoai lang;…
Nên hạn chế thịt đỏ, hạn chế thực phẩm chứa đường và nhiều cholesterol. Hạn chế ăn mặn, đồ chiên rán… các món ăn được chế biến bằng cách luộc, hấp sẽ tốt hơn với người bị tăng huyết áp.
Nắng nóng vẫn còn kéo dài với mức nhiệt ngày càng gia tăng, hãy chủ động phòng ngừa từ sớm để hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra đối với người bị tăng huyết áp.
NATTOKINASE Jintan Nhật Bản Khơi thông HUYẾT MẠCH, Khỏe Tim, Tốt máu.
Nattokinase Jintan Nhật Bản được chiết xuất từ Nattokinase có trong món Natto – đậu tương lên men truyền thống được sử dụng 1000 năm ở Nhật Bản. #Nattokinase được chứng minh có khả năng: ⤵ Cải thiện, làm sạch mỡ máu, nhớt máu, cặn bẩn trong máu, giúp máu lưu thông dễ dàng khắp cơ thể #NATTOKINASE_JINTAN 👉 Sản phẩm nhập khẩu nguyên hộp từ Nhật Bản, sản xuất #công_ty_126_tuổi. ⤵ Nattokinase Jintan Nhật Bản được nhập khẩu #nguyên_hộp từ #Nhật, hàng nội địa Nhật cùng công ty sản xuất với sản phẩm Bifina ⤵ Nattokinase Jintan được ứng dụng 👉 công nghệ SMC độc đáo giúp đưa được gần như nguyên vẹn nattokinase xuống ruột non, hấp thụ trực tiếp vào máu, giúp đảm bảo cả số lượng và chất lượng của Nattokinase đi vào cơ thể, giúp phát huy tác dụng ⤵ Nattokinase từ TỰ NHIÊN, chiết xuất từ món ăn Natto 👉 đậu tương lên men truyền thống #1000_năm của người #Nhật_Bản nên đảm bảo an toàn, lành tính.